Quay lại

Văn hóa kinh doanh tại Hoa Kỳ

(Được tạo bởi Phongthongtin - 03-08-2022)

Văn hóa kinh doanh

Các cuộc họp

  • Đến đúng giờ hoặc hơi sớm hơn để thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn. Đi muộn có thể để lại ấn tượng xấu. Điều quan trọng là phải đúng giờ nếu bạn đang chủ trì hoặc tổ chức cuộc họp.

  • Các cuộc họp có thể không quá trịnh trọng, tùy thuộc vào mức độ quan trọng của công việc đang được thảo luận.

  • Người Mỹ thường thích bầu không khí thân thiện, sự cởi mở.

  • Nếu một cuộc họp được tiến hành trong bữa trưa hoặc bữa tối, hãy chuẩn bị rằng cuộc trò chuyện về công việc kinh doanh bắt đầu gần như ngay lập tức, hoặc ngay sau khi mọi người gọi đồ ăn.

  • Hãy nhấn mạnh những thành tích và kinh nghiệm của bạn. Người Mỹ thường tin tưởng các đối tác kinh doanh trên cơ sở danh tiếng và thành công.

  • Người Mỹ thường bắt đầu đàm phán bằng cách nêu rõ lập trường của họ ngay từ đầu. Người ta thường mong rằng những người khác cũng minh bạch về lập trường của họ.

  • Các cá nhân có thể mạnh dạn nói lên suy nghĩ trong các cuộc họp, nêu các ý tưởng ngay tại chỗ mà không cần đợi đề xuất ý tưởng đó một cách trịnh trọng.

  • Tùy thuộc vào quy mô và văn hóa của doanh nghiệp, hầu như những người có mặt tại cuộc họp đều được hoan nghênh đưa ra ý kiến bất kể tuổi tác hoặc thứ bậc kinh doanh.

  • Nhiều người Mỹ không thoải mái với sự im lặng trong các cuộc họp và có thể tìm cách lấp đầy sự im bằng bằng thảo luận.

  • Đừng cảm thấy bị xúc phạm nếu ý kiến bất đồng được đưa ra một cách thẳng thắn. Khi các ý tưởng bị phủ nhận, không có nghĩa là người đề xuất ý kiến đó kém cỏi.

  • Người Mỹ thường là những người giao tiếp mạnh mẽ, cởi mở và thuyết phục. Thương lượng thường theo kịch bản cho và nhận. Quyết định cũng thường được đưa ra nhanh chóng.

  • Người Mỹ thường bắt tay vào cuối cuộc họp và xác nhận lại chẳng hạn như “Chúng ta đã có thỏa thuận chưa?”. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không có gì được hoàn thiện cho đến khi mọi thứ đều thể hiện trên văn bản rõ ràng. Đây chỉ đơn giản là cách họ kiểm tra xác nhận lại các thỏa thuận cuối cùng của cuộc họp.

  • Đừng vội vàng với mong muốn nhanh chóng đi đến thỏa thuận của người Mỹ. Nếu bạn cần thêm thời gian để suy nghĩ thêm hãy thẳng thắn.

  • Danh thiếp thường chỉ được trao đổi nếu cần thông tin liên lạc sau cuộc thảo luận hoặc cuộc họp.

Thiết lập các mối quan hệ

  • Người Mỹ là những người rất thân thiện và dễ thương trong kinh doanh. Họ thường tạo một môi trường kinh doanh thân thiện khiến các đối tác cảm thấy đủ thoải mái để tin tưởng. Người Mỹ thường tìm cách xây dựng mối quan hệ cá nhân với các đối tác kinh doanh. Tùy thuộc vào ngành, hoạt động kinh doanh được xem là chuyên nghiệp và ít liên quan đến đời sống cá nhân của một người. Do đó, hãy cẩn thận xem bạn cởi mở đến mức nào trong bầu không khí thân thiện này.

  • Tốt nhất bạn nên đặt mục tiêu thiết lập danh tiếng hoặc thương hiệu của mình với đối tác người Mỹ. Họ sẽ quan tâm đến kinh nghiệm, danh tiếng và tuổi đời của công ty bạn.

Những điều cần lưu ý

  • Văn hóa kinh doanh của người Mỹ chủ yếu là chủ nghĩa cá nhân, các nhân viên nói chung luôn có động lực cao trong công việc. Người Mỹ không có cam kết hoặc văn hóa mạnh mẽ đối với độ tuổi hoặc thứ bậc kinh doanh. Mọi người thường bỏ qua các yếu tố như lòng trung thành với công ty, quan tâm hơn đến với năng lực kỹ thuật và sự xuất sắc của nhân viên. Ví dụ, các công ty Mỹ thích tuyển dụng những thần đồng có kiến thức chuyên môn nhưng ít kinh nghiệm tại nơi làm việc.

  • Người Mỹ có xu hướng làm việc lâu hơn và chăm chỉ hơn những người phương Tây khác, mặc dù không phải lúc nào cũng tự nguyện. Giám đốc điều hành thường giám sát chặt chẽ tình trạng vắng mặt và năng suất của nhân viên. Ở một số nơi làm việc, có thể có áp lực xã hội không cho phép nghỉ trừ khi thực sự cần thiết.

  • Người Mỹ có thể rất biết tận dụng cơ hội trong kinh doanh. Ví dụ, họ có thể có xu hướng chấp nhận rủi ro hơn nếu có phần thưởng lớn.

  • Giải quyết tranh chấp theo cách trực tiếp và riêng tư.

  • Cách nhìn lạc quan của người Mỹ đôi khi có vẻ như đang phớt lờ những vấn đề thực sự hoặc đặt ra mục tiêu một cách quá tham vọng. Hãy tránh đưa ra những giả định này vì thực tế hiếm khi như vậy.

  • Cần biết rằng các cuộc đàm phán và giao dịch kinh doanh thường được kiểm soát chặt chẽ bằng pháp luật. Các hợp đồng thường chứa các điều khoản có thể quy định trách nhiệm pháp lý của bên đối tác. Luôn luôn đọc văn bản và hiểu rõ các tài liệu liên quan. Các công ty Hoa Kỳ thường kiện tụng để giải quyết tranh chấp.

Hành vi tiêu dùng

Mua sắm kỹ thuật số

Người tiêu dùng Hoa Kỳ rất thích mua sắm trực tuyến  đặc biệt là trong lĩnh vực mặt hàng thiết yếu và giải trí tại nhà. Thú vị hơn, những thói quen này dường như sẽ tiếp tục tồn tại khi người tiêu dùng Hoa Kỳ báo cáo ý định mua sắm trực tuyến ngay cả sau cuộc khủng hoảng COVID-19. Các danh mục có mức tăng trưởng dự kiến với mua sắm trực tuyến vượt quá 35% bao gồm các mặt hàng thiết yếu như thuốc không kê đơn (OTC), hàng tạp hóa, đồ dùng gia đình và sản phẩm chăm sóc cá nhân

Thế hệ trẻ và những người có thu nhập cao đang dẫn đầu khi mua sắm trực tuyến

Sự chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến gần như phổ biến trên các lĩnh vực, những người có thu nhập cao và thế hệ trẻ đang dẫn đầu trong việc chuyển chi tiêu trực tuyến trên cả những mặt hàng thiết yếu và không thiếu yếu.

Người tiêu dùng đang chuyển đổi thương hiệu với tốc độ chưa từng có

75% người tiêu dùng Hoa Kỳ đang thử một hành vi mua sắm mới để đối phó với áp lực kinh tế, cửa hàng đóng cửa và thay đổi thứ tự ưu tiên. Sự thay đổi chung về hành vi này cũng phản ánh trong việc giảm lòng trung thành với thương hiệu, với 36% người tiêu dùng đang thử một nhãn hiệu sản phẩm mới và 25% đang dùng một nhãn hiệu mới. Trong số những người tiêu dùng đã thử các nhãn hiệu khác nhau, 73% có ý định tiếp tục kết hợp các nhãn hiệu mới vào thói quen của họ.