Việt
Nam có khoảng 99.000 doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng đầu năm nay, giảm
3,2% so với cùng kỳ năm trước, theo Tổng cục Thống kê (GSO).
Các
doanh nghiệp mới này đã đăng ký đầu tư tổng vốn hơn 1,4 triệu tỷ đồng (60,56 tỷ
USD), tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vốn
đăng ký bình quân của mỗi doanh nghiệp mới là 14,4 tỷ đồng, tăng 14,4% so với
cùng kỳ năm ngoái.
Trong
khi đó, có 29.500 doanh nghiệp đang hoạt động đã đăng ký tăng vốn thêm 2,1 triệu
tỷ đồng cho hoạt động kinh doanh của mình. Kết quả là, nền kinh tế trong nước
đã nhận được tổng vốn hơn 3,6 nghìn tỷ đồng từ các doanh nghiệp mới thành lập
và doanh nghiệp hiện có trong năm nay, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong
đó, ngành sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt có mức tăng trưởng mạnh
269,4% so với cùng kỳ năm ngoái với số lượng doanh nghiệp thành lập mới lên
4.241 đơn vị.
Tổng
cục Thống kê cũng cho biết, các ngành khác có số lượng doanh nghiệp thành lập mới
giảm như bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, xây dựng, công nghiệp chế
biến sản xuất, bất động sản, vận tải và kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống.
Trong
ba quý đầu năm, 34.600 công ty đã bắt đầu lại hoạt động, tăng 25,5% so với cùng
kỳ năm 2019.
Bên
cạnh đó, có 38.600 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 81,8% so với năm trước.
Khoảng 27.600 doanh nghiệp đang chờ làm thủ tục giải thể và gần 12.100 doanh
nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể, lần lượt giảm 2,4% và tăng 0,1%.
Khảo
sát về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến và sản
xuất trong quý III cho thấy, 32,2% số doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt
hơn quý trước. Khoảng 32% doanh nghiệp được khảo sát gặp khó khăn trong sản xuất
kinh doanh, 36% hoạt động ổn định.
Có
tới 45,6% doanh nghiệp cảm thấy lạc quan về hoạt động kinh doanh của mình trong
quý, 19% dự báo khó khăn và 35,4% tin rằng họ sẽ kinh doanh và hoạt động ổn định.
Phạm
Đình Thủy, Cục trưởng Cục Thống kê Công nghiệp và Xây dựng của Tổng cục Thống
kê, cho biết để vượt qua những khó khăn hiện có, các doanh nghiệp địa phương cần
tìm đối tác để có nguồn vốn đầu tư phát triển hiệu quả.
Chính
phủ và Quốc hội cần xem xét miễn, giảm thêm các loại thuế, phí, kéo dài thời
gian thanh toán cho doanh nghiệp và nâng trần tăng trưởng tín dụng cho vay
thương mại. Những giải pháp đó kỳ vọng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp có vốn để ổn định
sản xuất kinh doanh.
Tổng
cục Thống kê cũng kiến nghị, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích nhập khẩu
nguyên liệu để mở rộng sản xuất, hạn chế nhập nguyên liệu mà doanh nghiệp trong
nước sản xuất được.
(theo
Bizhub – TL, ITPC)
|