Các
nước Mercosur, bao gồm Argentina, Brazil, Paraguay, Uruguay và Venezuela, có thể
là một thị trường tiềm năng sinh lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam như dệt
may, giày dép, thủ công mỹ nghệ và thực phẩm chế biến trong bối cảnh nhiều chuỗi
cung ứng truyền thống bị gián đoạn do đại dịch Covid-19, hội nghị trực tuyến giữa
Việt Nam và Khối Nam Mỹ được tổ chức hôm 1 tháng 10 vừa qua.
Mercosur
là khối kinh tế lớn thứ năm trên thế giới với hơn 275 triệu người tiêu dùng và
GDP là 4,58 nghìn tỷ USD.
Ông Đỗ
Thắng Hải, Phó Giám đốc Bộ Công Thương, cho biết Việt Nam đã đạt được tốc độ
tăng trưởng thương mại ổn định với Mercosur trong thập kỷ qua.
Thương
mại của khối Mercosur đã tăng 2,5 lần trong giai đoạn này, đạt 8,68 tỷ USD vào
năm ngoái. Việt Nam xuất khẩu trị giá 2,7 tỷ USD.
Ông Hải
cho biết Việt Nam đã thiết lập các cơ chế đối thoại với hầu hết các thành viên
của khối để thúc đẩy kinh tế, thương mại và đầu tư và đang đàm phán một thỏa
thuận thương mại với Mercosur.
Đại dịch
đã khiến thương mại giữa hai bên giảm 1,66% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn
5,53 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm nay.
Đại sứ
Việt Nam tại Argentina, Dương Quốc Thanh, cho biết trong 5 năm qua thương mại
hàng năm giữa hai nước đạt khoảng 3 tỷ USD,đưa Việt Nam trở thành đối tác
thương mại lớn nhất của Argentina trong khối Asean và năm nay có thể đạt 4 tỷ USD.
Nhưng
xuất khẩu của Việt Nam sang Argentina chỉ đạt trị giá 500 triệu USD tương đương
1,4% tổng nhập khẩu của Argentina.
Việt
Nam bán nguyên liệu may mặc, giày dép, máy móc thiết bị và phụ tùng, đồng thời
nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, bắp, lúa mì và một số thủy sản.
Ông
Thanh nói thêm, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để bán các sản phẩm của mình.
Đại sứ
tại Brazil, bà Phạm Thị Kim Thoa, cho biết trong khi thủy sản, giày dép, thực
phẩm chế biến, đồ uống và đồ chơi của Việt Nam được ưa chuộng, thì xuất khẩu của
Việt Nam chỉ chiếm 1,5% tổng nhập khẩu của Brazil.
Theo
Thương vụ Việt Nam tại Argentina, Uruguay và Paraguay, Mercosur là một thị trường
đầy hứa hẹn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam vì cơ cấu kinh tế của các nước
này mang tính bổ sung chứ không phải cạnh tranh.
Các đặc
phái viên Việt Nam kỳ vọng Mercosur sẽ tái cấu trúc chuỗi cung ứng của mình sau
đại dịch và cho biết các doanh nghiệp Việt Nam khi đó sẽ có cơ hội rất lớn để
tăng thị phần.
(theo
Intell Asia – TL, ITPC)
|