Theo báo cáo Triển vọng
Kinh tế Toàn cầu từ Oxford Economics, xuất khẩu của Malaysia sẽ được hưởng lợi
từ việc cải thiện nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc và chu kỳ hàng điện tử.
Viện Kế toán Công chứng
ở Anh và xứ Wales (ICAEW) ủy quyền làm báo cáo này. Báo cáo chỉ ra rằng tốc độ
phục hồi kinh tế có thể sẽ chậm lại do nhu cầu toàn cầu chậm chạp hiện nay, tỷ
lệ thất nghiệp cao và đầu tư yếu.
Nền kinh tế Malaysia
được dự báo sẽ giảm 6% vào năm 2020, và tăng trưởng 6,6% vào năm 2021.
Theo báo cáo, mặc dù
lệnh kiểm soát di chuyển trên toàn quốc ở Malaysia làm tăng thêm thiệt hại kinh
tế trong quý thứ hai, nhưng hiệu quả đã rõ ràng, với tình hình đại dịch đang diễn
ra, điều này sẽ giúp nền kinh tế lấy lại vị thế.
Hiện này, hầu hết tất
cả các lĩnh vực đã được phép hoạt động, ngoại trừ một số nhỏ vẫn bị hạn chế như
các trung tâm giải trí. Việc nhập cảnh của khách du lịch nước ngoài cũng bị hạn
chế. Ngành du lịch đóng góp vào 15,2% nền kinh tế quốc gia của Malaysia với 194
ngành tham gia vào chuỗi của ngành, bao gồm cả xuất khẩu dịch vụ
Theo báo cáo,
Covid-19 đã gây ra cú sốc tăng trưởng lớn nhất mà Đông Nam Á từng chứng kiến kể
từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và tăng trưởng khu vực này được dự
báo sẽ giảm 4,2% vào năm 2020.
Đối với nửa cuối năm,
báo cáo chỉ ra rằng tốc độ phục hồi sẽ khác nhau giữa các khu vực, tùy thuộc
vào việc nới lỏng các hạn chế đóng cửa và nhu cầu xuất khẩu được cải thiện.
Nhìn chung, các hoạt động của khu vực đang khởi sắc trở lại và tăng trưởng dự
kiến cuối cùng sẽ phục hồi lên 6,4% vào năm 2021.
Việt Nam được kỳ vọng
là nền kinh tế Đông Nam Á duy nhất đạt mức tăng trưởng tích cực trong năm nay với
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 2,3% trong năm nay và 8,0% vào năm 2021.
Singapore dự kiến sẽ
giảm 5,7% và phục hồi 6,1% vào năm 2021, GDP của Indonesia dự kiến sẽ giảm 2,7%
vào năm 2020 và tăng 6,2% vào năm tới và Philippines được lập kỷ lục về mức giảm
lớn nhất ở Đông Nam Á, giảm 8,2% vào năm 2020.
Trong khi đó, tăng
trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể vẫn tương đối mạnh mẽ trong nửa cuối năm
2020. GDP của quốc gia này sẽ tăng 2,5% vào năm 2020 và tăng tốc lên 7,9% vào
năm 2021, được hỗ trợ bởi nhu cầu mạnh mẽ đối với các sản phẩm điện tử và xuất
khẩu đồ bảo hộ và thiết bị y tế trong thời kỳ đại dịch. Tuy nhiên, trong trung
hạn, việc căng thẳng với Mỹ có thể làm gián đoạn nhu cầu hàng hóa và gia tăng
gián đoạn sản xuất, và với nỗ lực giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc sẽ có
tác động tiêu cực.
(Theo
malaymail, Vu - ITPC)
|