Thông tin này đã được
công bố tại hội thảo về triển vọng xuất khẩu hàng may mặc năm 2018 được tổ chức
tại TP.HCM.
Phát biểu tại hội
thảo, ngoài lợi thế và tiềm năng, giá trị gia tăng của ngành may mặc cũng không
cao bởi vì các doanh nghiệp trong nước chủ yếu gia công cho các công ty nước
ngoài. Điểm yếu nhất của ngành là chuỗi cung ứng chưa phát triển, kết quả là
giá trị gia tăng thấp hơn so với các nước khác trên thế giới.
Ông Phạm Xuân Hồng,
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may TP.HCM (Agtek), chỉ ra những thách thức cho ngành
trong tương lai gần, trong đó có sự cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu
vực như Trung Quốc, Myanmar, và Campuchia.
Để khắc phục những
rào cản và cạnh tranh thành công, Ông Hồng cho biết các doanh nghiệp trong nước
phải chứng minh được kỹ năng của công nhân và đổi mới phương pháp quản lý để
tối ưu hóa sản xuất và nâng cao hiệu quả.
Ông dự đoán ngành may
mặc sẽ phát triển mạnh trong năm tới nếu các chiến lược được thực hiện hiệu quả
để đưa ngành này đi đúng hướng. Đặc biệt, các doanh nghiệp đang nghiên cứu các
phương pháp kinh doanh mới, sẽ giúp tạo ra thêm giá trị gia tăng.
Để khắc phục được những
trở ngại và tăng giá trị gia tăng các sản phẩm may mặc xuất khẩu, chính phủ và
các bộ, ngành liên quan đã từng bước loại bỏ những rào cản và ban hành chính
sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, góp phần phát triển chuỗi cung ứng trong
ngành may mặc.
Các đại biểu tham dự
hội thảo đã đề xuất các biện pháp như khai thác triệt để thị trường nội địa của
hơn 90 triệu người, duy trì và phát triển các thị trường chủ chốt như Mỹ, EU,
Nhật Bản, Hàn Quốc, cũng như các thị trường khác như Asean, Liên minh kinh tế Á-Âu,
Ấn Độ và Mỹ Latinh.
Cần có các chính sách
phù hợp để thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất, dệt vải, nhuộm và huy động
nguồn lực để phát triển ngành may mặc thông minh.
(theo
Intell Asia – TL, ITPC)
(http://www.intellasia.net/vietnamese-garment-industry-faces-fierce-competition-from-china-burma-632343)
|